Chế độ ăn cho bệnh nhân gout

Gout là một bệnh chuyển hóa, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp với sự lắng đọng natri urat ở các tổ chức, thường xảy ra do tăng acid uric trong máu.
Chuyển hóa của acid uric
Acid uric là sản phẩm thoái giáng của acid nucleic có nhân purin.
Có 3 nguồn cung cấp acid uric chính:
- Thoái giáng acid nuleic được hấp thu từ thức ăn
- Thoái giáng acid nuleic từ các tế bào chết
- Tổng hợp nội sinh
Acid uric được đào thải qua thận (400 - 1000 mg/ngày) và phân (100 - 200 mg/ngày)
Lượng acid uric trong cơ thể là kết quả cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải. Việc làm giảm nồng độ acid uric trong máu sẽ làm hạn chế các đợt gout cấp. Bên cạnh dùng các loại thuốc làm giảm tổng hợp và tăng đào thải acid uric. Chế độ ăn ít purin sẽ làm giảm nguồn cung cấp acid uric cho cơ thể

Hàm lượng purin trong thực phẩm
- Nhóm các thực phẩm có lượng purin thấp: Bánh mỳ, gạo, các loại ngũ cốc, hoa quả, trứng, hạt, bơ, đậu phộng, sữa, trà, cà phê
- Nhóm thực phẩm có lượng purin trung bình: Măng tây, súp lơ, nấm, các loại đậu, thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, cá, tôm, cua
- Nhóm thực phẩm có lượng purin cao: Phủ tạng động vật gần, thận, tìm, não, thịt gà chọi, thịt ngỗng, chim đa đa, cá cơm, các cá mòi, cá thu, cá trích, sò điệp, trại .
Do vậy để giảm lượng acid uric trong cơ thể, bệnh nhân gout cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin. Bên cạnh đó, người bệnh gout không nên uống rượu, không nên ăn thức ăn giàu fructose. Nên uống nhiều nước, ăn các thức ăn giàu vitamin C