Lồng ngực bao bọc lấy hai lá phổi, tim, các mạch máu lớn trong ngực, là cấu trúc quan trọng cho sự hô hấp của con người. Thành ngực được cấu tạo gồm 12 đốt sống ngực, 12 cặp xương sườn, các cơ, mạch máu, thành kinh và tổ chức da. 10 cặp xương sườn trên gắn vào mỗi bên đốt sống ngực, đi vòng ra hai bên, đi chếch xuống dưới và ra trước đính với xương ức ở phía trước tạo thành khung xương cho lồng ngực.
Lồng ngực hình thùng là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng lồng ngực của một người căng phồng như đang hít sâu. Bình thường lồng ngực của một người rộng ra hai bên và hẹp về phía trước sau với tỉ lệ kích thước trước sau / kích thước hai bên từ 0.7 đến 0.75. Ở người có lồng ngực hình thùng, kích thước trước sau tăng lên làm tỉ lệ này tăng lên trên 0.9
Lồng ngực có hai lực đối nghịch nhau làm co giãn lồng ngực, tham gia vào quá trình hô hấp và tạo nên hình dạng của lồng ngực. Một lực làm cho lồng ngực phồng ra do sự co của các cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn ngoài, cơ bậc thang. Một lực làm lồng ngực nhỏ lại tạo bởi cơ liên sườn trong, cơ thẳng bụng, các tổ chức đàn hồi trong ngực, nhu mô phổi. Các thay đổi bệnh lý hay sinh lý của hai lực này, làm tăng kích thước trước sau của lồng ngực đều có thể gây ra lồng ngực hình thùng. Một số nguyên nhân gồm
Nguyên nhân thường gặp:
- Hen phế quản
- Viêm phế quản mãn tính
- Khí phế thủng
Nguyên nhân ít gặp:
- Giãn phế quản
- Bệnh xơ nang
- Thiếu men Alpha 1 antitrypsin
- Hội chứng Lutz-Rhichter-Landolt
- Loạn sản Kniest
- Hội chứng Dyggve-Melchior-Clausen
- Thoát vị hoành
- Bụi phổi silic
- Viêm xương khớp
- Xương thủy tinh type VIII
Lồng ngực hình thùng cũng có thể gặp ở những người sống lâu ở nơi có áp suất khí quyển thấp như ở các vùng núi cao trên 5500m
Lồng ngực hình thùng là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng lồng ngực của một người căng phồng như đang hít sâu. Bình thường lồng ngực của một người rộng ra hai bên và hẹp về phía trước sau với tỉ lệ kích thước trước sau / kích thước hai bên từ 0.7 đến 0.75. Ở người có lồng ngực hình thùng, kích thước trước sau tăng lên làm tỉ lệ này tăng lên trên 0.9
Biểu hiện của lồng ngực hình thùng
1 - Nguyên nhân và bệnh sinhLồng ngực có hai lực đối nghịch nhau làm co giãn lồng ngực, tham gia vào quá trình hô hấp và tạo nên hình dạng của lồng ngực. Một lực làm cho lồng ngực phồng ra do sự co của các cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn ngoài, cơ bậc thang. Một lực làm lồng ngực nhỏ lại tạo bởi cơ liên sườn trong, cơ thẳng bụng, các tổ chức đàn hồi trong ngực, nhu mô phổi. Các thay đổi bệnh lý hay sinh lý của hai lực này, làm tăng kích thước trước sau của lồng ngực đều có thể gây ra lồng ngực hình thùng. Một số nguyên nhân gồm
Nguyên nhân thường gặp:
- Hen phế quản
- Viêm phế quản mãn tính
- Khí phế thủng
Nguyên nhân ít gặp:
- Giãn phế quản
- Bệnh xơ nang
- Thiếu men Alpha 1 antitrypsin
- Hội chứng Lutz-Rhichter-Landolt
- Loạn sản Kniest
- Hội chứng Dyggve-Melchior-Clausen
- Thoát vị hoành
- Bụi phổi silic
- Viêm xương khớp
- Xương thủy tinh type VIII
Lồng ngực hình thùng cũng có thể gặp ở những người sống lâu ở nơi có áp suất khí quyển thấp như ở các vùng núi cao trên 5500m